[Tin mới][6]

1
Cạo vôi răng
Nha khoa răng sứ
Niềng răng - Chỉnh nha
Phẫu thuật hàm hô móm
Răng khôn
Tẩy trắng răng
Trám răng
Trồng răng thẩm mỹ

Quy trình trám răng

Hàn răng hay còn gọi là trám răng là kỹ thuật sử dụng các vật liệu hàn răng để bù đắp các khoảng trống và lấp đầy các phần mô răng bị khuyết do sâu răng gây ra. Quy trình niềng răng hô hàm trên sau khi trám răng sâu. Tái tạo lại hình dáng và kích thước ban đầu cho răng, đồng thời còn giúp khôi phục lại chức năng của răng. Bên cạnh đó không phải mài cùi hay chụp răng nên không gây ảnh hưởng đến cấu trúc của răng.

Quy trình trám răng-1

Các trường hợp trám răng

Hiện nay, trám răng là phương pháp được các chuyên gia nha khoa khuyên dùng để cải thiện thẩm mỹ và bảo vệ răng miệng khi bạn gặp phải một trong các vấn đề sau đây:


- Sâu răng: Sâu răng cũng có thể do khiếm khuyết của men răng. Men răng dễ hòa tan trong acid do cấu tạo thành phần muối khoáng ở bề mặt men răng. Bề mặt men răng có nhiều trũng, rãnh sâu, dễ động thức ăn nhưng khó chải rửa sạch. Thức ăn là nguồn dinh dưỡng của vi khuẩn, sinh acid gây sâu răng tại các trũng, rãnh. 


- Chấn thương: Trong các tình huống tai nạn khiến cho răng gãy hoặc vỡ thì vật liệu trám được sử dụng để tái tạo lại hình dáng ban đầu, đồng thời đảm bảo tốt chức năng nhai của răng.


- Mòn răng: Chải răng sai phương pháp,chải răng quá mạnh,sử dụng bàn chải lông cứng,làm lớp men vùng cổ răng bị mòn,khuyết,lộ lớp ngà răng, gây nhạy cảm khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh. Khi đó người ta có thể trám vết mòn, bảo vệ lớp ngà răng.


- Nhu cầu thẩm mỹ: Với những răng có màu sậm, kém thẩm mỹ, có thể sử dụng chất trám răng có màu sáng hơn để  đắp lên bề mặt răng nhằm cài thiện màu cho răng.


- Trám răng phòng ngừa: Thường được áp dụng cho trẻ em khi các răng cối có trũng rãnh sâu, dễ đọng mảng bám thức ăn và khó làm sạch.

Quy trình trám răng-2

Quy trình trám răng

Một quy trình trám răng đạt chuẩn thường được diễn ra trong điều kiện vô trùng, tuân thủ các nguyên tắc an toàn của Bộ Y tế, bao gồm các bước như sau:


Bước 1: Bác sĩ tiến hành thăm khám cụ thể vùng răng cần trám và tư vấn cho khách hàng về cách thực hiện trám răng cũng như vật liệu sử dụng. Trong một số trường hợp, nếu hư tổn trên răng quá nặng mà không thể trám để phục hồi, bác sĩ nha khoa có thể chỉ định cho bạn giải pháp điều trị khác.


Bước 2: Đây là bước cực kỳ quan trọng trong quy trình trám răng. Nhằm đảm bảo an toàn và tránh các biến chứng sau khi trám, bệnh nhân được vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nạo bỏ các vết sâu, mô bệnh và tủy chết, sau đó làm sạch bằng nước súc miệng chuyên dụng.


Nếu trong quá trình thăm khám, nha sĩ xác định người bệnh đang mắc phải các bệnh nha chu hoặc có vôi răng, quy trình trám răng có thể bắt buộc bạn phải thực hiện điều trị, cạo vôi răng sạch sẽ trước khi trám răng.


Bước 3: Để giảm thiểu tình trạng đau nhức hoặc khó chịu trong quá trình trám răng, nha sĩ thực hiện gây tê với liều lượng phù hợp tại vùng răng trám. Sau đó, bác sĩ tạo hình xoang trám và đưa vật liệu lên vùng cần trám để thực hiện trám răng.

Start typing and press Enter to search